Hội kinh tế môi trường Việt Nam
Thứ hai, 12/07/2021 21:45 (GMT+7)

Tạp chí Kinh tế Môi trường thành lập Ban Chuyên san Khoa học

Sáng 12/7, Tạp chí Kinh tế Môi trường đã công bố Quyết định thành lập Ban Chuyên san Khoa học và Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Ban Chuyên san Khoa học.

Sáng 12/7, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Môi trường đã công bố Quyết định thành lập Ban Chuyên san Khoa học và Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Ban Chuyên san Khoa học.

Tham dự lễ công bố Quyết định có PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE); cùng lãnh đạo các phòng ban TW Hội cũng như Tạp chí.

Tại lễ công bố, PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch VUSTA, Chủ tịch VIASEE đã trao quyết định số 40-2021/QĐ -TC về việc thành lập Ban Chuyên san Khoa học thuộc Tạp chí Kinh tế Môi trường.

Tạp chí Kinh tế Môi trường công bố quyết định thành lập Ban Chuyên san Khoa học - Ảnh 1
PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch VUSTA, Chủ tịch VIASEE (bên phải) trao quyết định thành lập Ban Chuyên san Khoa học cho PGS.TS Lưu Đức Hải (bên trái).

Theo đó Ban Chuyên san Khoa học chịu trách nhiệm trước Ban biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường về tổ chức sản xuất các nội dung trên chuyên san; Chịu trách nhiệm thẩm định tất cả các bài nghiên cứu khoa học trên các ấn phẩm in và điện tử của Tạp chí Kinh tế Môi trường.

Trước mắt, Chuyên san Khoa học cần xác định nhiệm vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập. Phải khẳng định tầm khoa học ở cấp quốc gia, ngang hàng với các tạp chí khoa học của các Bộ ngành. Về quy trình, cần chuẩn hóa, tuân thủ đúng công ước quốc tế về biên tập, theo đó hệ thống gửi, nhận, bình duyệt, phản biện độc lập, xét duyệt và xuất bản bài báo khoa học online, kết nối được các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Đảm bảo phát hành đều đặn, đúng thời hạn. Cần kiện toàn đồng bộ Hội đồng biên tập, đội ngũ phản biện là những nhà khoa học tiêu biểu cho chuyên ngành của Tạp chí. Kiểm soát chặt chẽ tiêu chí về đạo đức khoa học, nội dung và hình thức trình bày theo chuẩn quốc tế, nâng cao hình thức trình bày và chất lượng in ấn để phấn đấu đăng ký tham gia danh mục Tạp chí được tính điểm Hội đồng giáo sư Nhà nước vào năm 2022.

Ngoài ra, Chuyên san cũng cần hướng tới sự đầu tư phù hợp để theo kịp xu thế phát triển mạnh mẽ của Truyền thông xã hội, tập trung khai thác khía cạnh công nghệ trong lĩnh vực kinh tế môi trường làm nền tảng cho Báo chí, Truyền thông truyền thống và phi truyền thống, nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý, phát triển ứng dụng truyền thông thế hệ mới, bàn luận về các vấn đề khoa học và quản lý gắn với thực tiễn sôi động của đời sống xã hội.

Phát biểu tại buổi công bố, PGS.TS Lưu Đức Hải cảm ơn sự tin tưởng của lãnh đạo TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, lãnh đạo Tạp chí Kinh tế Môi trường đã và hứa sẽ đảm nhận tốt nhiệm vụ được giao.

Tạp chí Kinh tế Môi trường - với vai trò và sứ mệnh là cơ quan ngôn luận của TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, sau 15 năm hình thành và phát triển, đã và đang trở thành tờ tạp chí uy tín hàng đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Chuyên san Khoa học của Tạp chí Kinh tế Môi trường (ISSN 1859-1906) được xem là một trong những chuyên san uy tín hàng đầu về lĩnh vực khoa học kinh tế môi trường. Với việc thành lập, Ban Chuyên san Khoa học sẽ sớm xây dựng Tạp chí Kinh tế Môi trường thành 1 tạp chí chuyên ngành có phản biện độc lập với điểm công trình do Hội đồng chức danh GSNN quy định là 0 – 0.5; được xuất bản định kỳ trong năm theo Giấy phép hoạt động báo chí in số 400/GP-BTTTT ngày 29/06/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cùng chuyên mục

Tạp chí Kinh tế Môi trường số 1: Sự khởi đầu ấn tượng
Tháng 11/2006, TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho ra mắt Tạp chí Kinh tế Môi trường, cơ quan ngôn luận của TW Hội. Ngay từ ngày đầu, số đầu, Tạp chí đã nhận được sự tôn trọng của các đồng nghiệp và gây ấn tượng với bạn đọc.

Tin mới

Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia
Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia do Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện
Đi câu bàn chuyện môi trường
Tác giả Trần Nhung có bài viết “Đi câu bàn chuyện môi trường” đăng tải trên số báo đầu tiên của Tạp chí Kinh tế Môi trường, phát hành tháng 11/2006. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu lại bài viết này để bạn đọc biết.