Mời độc giả đón đọc Chuyên đề khoa học số 2/2021 Tạp chí KTMT
Cùng lúc với ra mắt giao diện mới hiện đại, thân thiện của trang điện tử Kinh tế Môi trường, Tạp chí Kinh tế Môi trường cũng xuất bản Chuyên đề Khoa học.
Cùng lúc với ra mắt giao diện mới hiện đại, thân thiện của trang điện tử Kinh tế Môi trường online, Tạp chí Kinh tế Môi trường cũng xuất bản Chuyên đề Khoa học số 2/2021.
Mở đầu Chuyên đề, trong tuyến bài liên quan ngành điện, các nhà khoa học của VIASEE tiếp tục đưa ra ý kiến về những chính sách phát triển, các tác động đến tài nguyên môi trường từ các dự án thủy điện. Có thể kể: Phát triển thủy điện ở Việt Nam và vấn đề chi phí tài nguyên môi trường (Lưu Đức Hải, Phạm Tiến Đức, Cù Thị Sáng); Chính sách điện giá thấp của Việt Nam và các tác động kinh tế môi trường (Lưu Đức Hải, Nguyễn Thị Hoàng Liên, Nguyễn Khánh Linh).
Ở một góc nhìn khác, các nhà khoa học phác họa tổng quan về hiện trạng Xây dựng các nhà máy thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông và vấn đề quản lý xung đột môi trường khu vực (Lưu Đức Hải, Phạm Thị Mai).
Nhận dạng nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam để định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai qua các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Hoàng Xuân Cơ) là một nghiên cứu chuyên sâu có giá trị thực tiễn. Theo tác giả, nếu có chính sách phát triển đúng đắn về nguồn vốn tài nguyên môi trường, chắc chắn Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng tốt để sớm trở thành nước thu nhập trung bình cao như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định.
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc. Chính phủ Việt Nam khẳng định, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Nếu như Nhìn lại 5 năm thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Thành tựu và những cơ hội xanh hóa (Lê Việt Anh) nhận định tăng trưởng xanh là mội nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường thì bài viết Một số vấn đề về môi trường ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Trần Nguyễn Tuyên) lại chỉ rõ những bất cập hiện hữu và đưa ra hệ thống giải pháp rất đáng quan tâm.
Cũng trong mạch bài có từ khóa “đánh giá”, mời bạn đọc tham khảo các bài viết Bước đầu đánh giá ô nhiễm môi trường hạ lưu sông Đáy (Nguyễn Khánh Linh, Lê Thị Trinh): Đánh giá các mối nguy hại tác động đến chất lượng môi trường sống và đa dạng sinh học Vườn quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An (Lại Văn Mạnh, Ngô Đăng Trí, Tô Ngọc Vũ, Đỗ Thị Thanh Nga); Đánh giá khả năng áp dụng thị trường hạn ngạch nước thải công nghiệp ở Việt Nam (Hàn Trần Việt, Đào Văn Hiền); Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp tận dụng bã bùn thải để sản xuất gạch nung (Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Xuân Huân, Phạm Thị Thúy, Nguyễn Thị Hà); Đánh giá hiệu quả các giải pháp thu hồi đồng từ bùn thải mạ điện quy mô Pilot (Trần Thị Hương, Phạm Đức Thắng, Phạm Thị Thúy, Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thị Hà).
Ngoài các bài viết kể trên, kính mời bạn đọc tham khảo thêm những Kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức ở Nhật Bản, Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam (Nguyễn Thị Kim Hồng, Hoàng Bích Thủy); Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của sinh viên Việt Nam (Lê Thu Hoa, Trần Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Minh Trang, Vũ Huy Huân) hay Về vấn đề già hóa dân số và vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Mạnh Hùng).
Trân trọng!
Ban Biên tập