Hội kinh tế môi trường Việt Nam
Thứ tư, 20/10/2021 16:39 (GMT+7)

Một vài điển hình đạt Giải thưởng Môi trường Việt Nam 2005

Năm 2005, một số tổ chức và cá nhân đã đạt Giải thưởng Môi trường Việt Nam.

Danh sách này đã được đăng tải trên số báo đầu tiên của Tạp chí Kinh tế Môi trường, phát hành tháng 11/2006. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu lại những cá nhân và tổ chức này để bạn đọc biết.

Thứ nhất, TSKH. Phạm Văn Ninh. Năm sinh: 15-3-1943. Nơi công tác: Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu, Tư vấn môi trường Biển. Địa chỉ: 14A/222F. 260 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi Diện thoại: (04) 8326136.

TSKH. Phạm Văn Ninh là Chủ tịch Hội Bảo vệ tài nguyên và môi trường Biển, Ủy viên Ban Chấp hành Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Từ năm 1983, cùng với công việc chuyên môn là nghiên cứu thủy động lực học biển, công tác bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm lớn nhất trong hoạt động nghiên cứu của ông.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Tính đến nay, ông đã chủ trì và tham gia 4 đề tài khoa học về môi trường cấp Nhà nước. 6 đề tài cấp Viện, hơn 50 nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong nhiều lĩnh vực: điều tra, khảo sát điều kiện môi trường; tổng quan các lưu vực sông; kiểm soát ô nhiễm; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát chất lượng các nguồn nước; áp dụng công nghệ viễn thám trong quản lý môi trường; ô nhiễm và ứng phó với sự cố tràn dầu; ngăn chặn xu thế suy thoái biển Đông; cơ sở khoa học và quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường; điều tra thủy động lực phục vụ việc mô phỏng chất lượng môi trường; khắc phục sự cố môi trường; ô nhiễm do sông thải ra; bồi xói bờ biển.

Thứ hai, bà Huỳnh Thị Minh. Năm sinh: 24-8-1961. Nơi công tác: Tổ 4, Công ty Dịch vụ đô thị - Quản lý Nhà quân 10. Địa chỉ: 155 lầu 2, dường 3/2 phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 9005004.

Năm 1979, bà làm công nhân quét dọn đường phố, thu gom rác thuộc Đội vệ sinh quận 10. Năm 1980, bà được bổ nhiệm làm Tổ phó tổ vệ sinh, từ năm 1982 đến nay, bà làm tổ trưởng lần lượt các Tổ vệ sinh trực thuộc Công ty Dịch vụ đô thị - Quản lý nhà quận 10. Năm 1986, bà đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

tm-img-alt
Công nhân vệ sinh môi trường. (Ảnh minh họa)

Trong quá trình công tác, bà Huỳnh Thị Minh luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Đặc biệt qua kỳ Đại hội Thể thao SEA Games 22, địa bàn tổ bà phụ trách có địa điểm thi. Bà đã lập kế hoạch bố trí nhân sự theo 3 ca để đảm bảo chất lượng công trường đạt hiệu quả, phân bổ nhân sự hợp lý để hoàn thành nhiện vụ được giao trong các ngày cao điểm, đồng thời sắp xếp hợp lý thời gian để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường vừa đạt yêu cầu, vừa giữ gìn sức khoẻ cho anh chị em công nhân. Trong nhiều năm qua, bà Minh và tổ của mình đã rất nỗ lực phối hợp với các địa phương lên kế hoạch thực hiện công việc làm sao để đảm bảo công trường luôn đạt yêu cầu “không tồn đọng rác”.

Trong công tác đoàn thể, bà luôn quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, đời sống sinh hoạt của anh chị em công nhân, khuyến khích những nhân tố tích cực trong các phong trào như “Gương người tốt, việc tốt”, “Phụ nữ hai giỏi”, luôn nêu cao tinh thần thương thân tương trợ, sinh đẻ có kế hoạch, tiết kiệm trong chi tiêu, nhận thêm các hợp đồng làm ngoài giờ, tích luỹ quỹ chăm lo cho đời sống anh chị em trong các dịp lễ, tết, hiếu hỷ.

Quá trình phấn đấu của bà đã được ghi nhận bằng các danh hiệu: Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền; 2 bằng khen về Giữ gìn vệ sinh môi trường của thành phố; 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều bằng khen Đơn vị đoàn vững mạnh...

Thứ ba, Công ty TNHH Huy Hoàng. Ngày thành lập: 22-6-1993. Địa chi: Số 67 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại: (025) 871731; 0913277031. Người lãnh đạo: Đinh Trọng Cảnh

Công ty TNHH Huy Hoàng được thành lập để thay thế Đội quản lý công trình đô thị hoạt động không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhất là từ khi thị xã Lạng Sơn trở thành trung tâm giao lưu buôn bán giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Nhiệm vụ chính của Công ty là thu gom, vận chuyển rác, nạo vét đất rãnh, hố gas, trồng và chăm sóc cây xanh đô thị, thu phí vệ sinh môi trường giảm chi cho ngân sách Nhà nước trên địa bàn hoạt động.

tm-img-alt
Công nhân công ty TNHH Huy Hoàng. (Ảnh báo Lạng Sơn)

Hằng năm, Công ty tiến hành thu gom vận chuyển chôn lấp trung bình 70.000m3 rác thải. Khối lượng rác thải được thu gom vận chuyển xử lý chôn lấp mỗi ngày từ 230-250m3 (95% khối lượng rác trên địa bàn). Mục tiên phấn đấu và đã thực hiện được của Công ty trong 11 năm qua là “không để tồn đọng rác qua đêm, đô thị luôn giữ được vẻ khang trang, sạch đẹp”. Công ty tiến hành thu phí vệ sinh giảm chi cho ngân sách Nhà nước từ 800 đến 900 triệu đồng, tái sử dụng nhựa phế thải để sản xuất ra các xô nhựa đựng rác phát đến từng hộ gia đình. Thành công lớn nhất của Công ty là công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, tạo ý thức cho mỗi người dân từng bước không đổ rác bừa bãi, thực hiện đổ rác đúng giờ vào nơi quy định, xây dựng nếp sống văn minh và bảo đảm sức khoẻ chung cho cộng đồng.

Bên cạnh nhiệm vụ hàng đầu là thu gom, xử lý rác, Công ty đã tiến hành trồng rừng bao quanh khu vực bãi xử lý rác được 70 ha gồm nhiều chủng loại: hồi, keo, thông, bạch đàn có độ tuổi từ 5-10 tuổi, ngoài lợi ích kinh tế còn đem lại lợi ích về môi trường. Cây xanh đô thị được trồng theo quy hoạch trên khắp các tuyến đường của thành phố, được bảo quản chăm sóc hàng ngày, tạo bóng mát và cảnh quan đẹp. Đời sống của cán bộ, công nhân được lãnh đạo Công ty chăm lo ổn định, duy trì thu nhập từ 800.000-900.000 đồng/người/tháng.

Công ty đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (1996); Huân chương Lao động hạng Ba (2000); Cúp vàng vì sự nghiệp xanh (2001); Bằng khen của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và nhiều Bằng khen của UBND tỉnh Lạng Sơn. Giám đốc Công ty đã được Nhà nước tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua năm 2000.

Cùng chuyên mục

Hệ thống phân chia đẳng cấp theo chất thải
Trong số báo đầu tiên của Tạp chí Kinh tế Môi trường, phát hành tháng 11/2006 có bài viết Hệ thống phân chia đẳng cấp theo chất thải. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu lại bài viết này để bạn đọc biết.
Đi câu bàn chuyện môi trường
Tác giả Trần Nhung có bài viết “Đi câu bàn chuyện môi trường” đăng tải trên số báo đầu tiên của Tạp chí Kinh tế Môi trường, phát hành tháng 11/2006. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu lại bài viết này để bạn đọc biết.

Tin mới

Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia
Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia do Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện
Đi câu bàn chuyện môi trường
Tác giả Trần Nhung có bài viết “Đi câu bàn chuyện môi trường” đăng tải trên số báo đầu tiên của Tạp chí Kinh tế Môi trường, phát hành tháng 11/2006. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu lại bài viết này để bạn đọc biết.