Hội kinh tế môi trường Việt Nam
Thứ năm, 21/10/2021 15:42 (GMT+7)

Hệ thống phân chia đẳng cấp theo chất thải

Trong số báo đầu tiên của Tạp chí Kinh tế Môi trường, phát hành tháng 11/2006 có bài viết Hệ thống phân chia đẳng cấp theo chất thải. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu lại bài viết này để bạn đọc biết.

LTS:Để giúp bạn đọc hiểu thêm về kinh doanh môi trường, một lĩnh vực còn mới Việt Nam, chúng tôi giới thiệu bài viết mà bà Sunita Narain, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Môi trường, một tổ chức phi chính phủ về môi trường nổi tiếng của Ấn Độ. Trung tâm đã nhân được Giải thưởng stockholm năm 2005, là tổ chức thứ ba trên thế giới và đâu tiên của các nước đang phát triển vinh dự được giải thưởng này.

Khi các bạn đọc những dòng này thì có thể quyết định đã được đưa ra về việc cho phép hay không cho phép chiếc tàu chiến Le Clemenceau của Pháp vào Ấn Độ để được tháo dỡ với khối lượng không rõ về các chất độc hại trong cấu trúc của tàu. Quyết định có thể là bắt tàu quay trở lại Pháp để loại bỏ các thành phần độc hại hay gửi chất thải amiăng trả lại Pháp sau khi chất này được lấy ra khỏi con tàu. Nhưng dù quyết định có là thế nào đi nữa thì điều quan trọng là vấn đề của con tàu Le Clemenceau đã không bị chôn vùi cùng xác tàu tại bãi chốn lấp tàu Alang.

Điều quan trọng mà chúng ta cần phải hiểu rằng đây không phải là con tàu đầu tiên hay cuối cùng đến vùng biển của Ấn Độ để được tháo dỡ cùng với các chất thải rất độc hại của nó. Cũng cần phải hiểu ra rằng chất thải nguy hại từ nước ngoài vào Ấn Độ không chỉ trên các con tàu, mà cái nghèo của chúng ta - cả về tài chính lẫn tinh thần - có thể làm cho đất nước chúng ta trở thành bãi rác lớn nhất thế giới khi chúng ta nhập khẩu ngày càng nhiều chất thải để tái sử dụng và tái chế. Điều này đặc biệt quan trọng đối với một nước đang bắt đầu tạo ra những lượng chất thải độc hại lớn trong khi họ có rất ít nguồn lực để loại bỏ chúng.

Chúng ta cần nhận thức được rằng các thỏa thuận toàn cầu về buôn bán rác thải đã thất bại. Đầu những năm 1990 thế giới đã cố gắng “vá víu” Công ước Basel, sau cú sốc chứng kiến các tàu loại như Le Clemenceau chở rác thải đi từ nước này sang nước khác để tìm chỗ đổ chất thải. Khi đó các nước công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và cũng đang thải ra rất nhiều rác thải. Họ cần có các bãi thải rẻ tiền. Châu Phi là vùng đất được họ ưu tiên với những chuyến vận chuyển cả lén lút và công khai các chất thải độc hại của phương Bắc giàu có đến lục địa nghèo khó này.

tm-img-alt

Cả thế giới bị sốc về sự thật này. Vì vậy, người ta quyết định xây dưng một thoả thuận nhằm kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới đối với chất thải nguy hại. Đó thật là một ý đồ quả cảm - ngăn chặn toàn bộ việc buôn bán chất thải độc hại. Nhưng dần dần sự nhiệt tình “xanh” đã phải nhường chỗ chỗ thực tiễn “nâu”. Người ta đã thoả thuận rằng các nước có khả năng xử lý chất thải cần được cho phép buôn bán thứ hàng bẩn này. Câu lạc bộ Các nhà quản lý chất thải giàu có, bao gồm tổ chức các nước về Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) và các nước châu Âu khác, được hình thành để chia thế giới thành 2 nửa với một bên là các nước có thể xử lý và một bên là các nước không thể xử lý chất thải. Trong hệ thông phân chia đẳng cấp theo chất thải này, những quốc gia nghèo hơn muốn trèo lên các nấc thang chất thải giàu có đều bị ngăn cản.

Sau cùng, chất thải cũng là một loại tài nguyên và vì vậy người ta đã thoả thuận rằng cần phải cho phép mua bán với mục đích tái sử dụng hoặc tái chế. Điều mỉa mai là chính những nước nghèo trước đây yêu cầu cấm buôn bán các chất độc hại bây giờ lại muốn việc buôn bán này được tiếp tục. Họ tạo ra thị trường cho chất thải bởi vì họ có thể xử lý loại chất bẩn này để thu hồi nguồn nguyên liệu, từ giấy cho đến kim loại thải. Thế giới giàu, cùng với tất cả ý thức "đạo đức xanh" của họ, cũng cần đến các phương thức hiệu quả về chi phí để xử lý rác thải độc hại và không - độc - hại - lắm của họ.

Như vậy, người ta bắt đầu né tránh các ràng buộc của Công ước Basel. Người nghèo trở thành tấm chắn cho người giàu, giống như nhiều vấn đề môi trường khác, và người ta đã thoả thuận cho phép buôn bán chất thải độc hại khi phục vụ mục tiêu tái sử dụng và với điều kiện các thiết bị tái chế chất thải đảm bảo được các tiêu chuẩn môi trường.

Giữa những năm 1990 người ta quyết định rằng, do không thể bảo đảm được việc giám sát thường xuyên các “thiết bị xử lý xanh” này nên việc xử lý trên cần bị cấm. Nhưng văn bản cấm này chưa bao giờ được ban hành bởi vì nó sẽ đụng chạm đến quyền lợi của các nhà sản xuất chất thải giàu và các nhà thu nhập rác nghèo. Điều đáng chú ý là tất cả các nỗ lực nhằm buộc người giàu “có trách nhiệm pháp lý” đối với sự tuân thủ đều thất bại giống hệt như các nỗ lực nhằm tối thiểu hoá việc sản xuất chất thải nguy hại.

Như vậy, Công ước là về điều chỉnh buôn bán chất thải độc hại. Nhưng cả ở đây nó cùng bị thất bại thảm hại. Các đồng nghiệp của tôi đã lục lọi các dữ liệu do các nhân viên hải quan mẫn cán thu thập được về các hàng hoá nhập khẩu. Họ đã phát hiện ra rằng, Ấn Độ tiếp tục là đích đến ưu tiên của các loại rác thải và hàng bẩn, từ thủy ngân cho đến tro của các lò đốt. Ấn Độ nhập khẩu cả chất thải y tế mà chính các nhân viên hải quan nói rằng, nó có thể bị nhiễm các nguồn bệnh. Trong khi đó bản thân Ấn Độ chưa thể xử lý chất thải của nước mình.

Chính phủ Ấn Độ nói rằng việc buôn bán tất cả các chất thải nguy hại vào Ấn Độ đều bị cấm. Các nhà xuất khẩu chất thải châu Âu và Mỹ nói rằng họ tuân thủ Công ước Basel và không tham gia buôn bán “hàng bẩn”. Như vậy tại sao điều này lại xảy ra?

Ta hãy lấy ví dụ về thủy ngân. Ấn Độ đang nhập khẩu một lượng lớn thủy ngân từ châu Âu và Mỹ. Vấn đề là ở chỗ thủy ngân bị cấm buôn bán khi nó là chất thải hoặc có chứa trong chất thải khác. Nhưng các nước giàu, đang loại bỏ thủy ngân do các quan ngại về sức khoẻ, lại “bán” các kho thủy ngân đã bị thải loại như là thủy ngân mới. Sự không chân thật tiếp tục được phơi bày. Thât đáng xấu hổ.

Ví dụ khác về tro từ lò đốt hoặc phế liệu kim loại. Nhà nhập khu Ấn Độ khi mua các loại hàng bẩn này từ Mỹ hoặc Ồ-xtrây-li-a viện lý do rằng nhập khẩu phục vụ việc tái sử dụng, nhằm thu hồi các kim loại “quý" cho nền kinh tế Ấn Độ. Việc buôn bán này không bị coi là nguy hại ở Ấn Độ. Những nhà sản xuất chất thải ở các nước giàu không thể bán loại tro này. Nhưng các nhà sản xuất Ấn Độ thì lại được phép.

Chính phủ nói rằng họ giám sát tất cả các chất độc hại nhập khẩu với mục đích tái sử dụng nhưng họ không thể giải thích cho bạn chất thải đang đi về đâu: nó nằm trong sản phẩm hay bị vứt bỏ ở nơi nào đó trong nước. Điều này làm bảng liệt kê các chất độc hại trở nên không đầy đủ và bóp méo định nghĩa về sự nguy hại.

Mua bán chất thải kiểu này là công việc bẩn thỉu. Để loại bỏ sự bẩn thiu này cần có những nỗ lực thường xuyên nhằm cảnh báo trước về sự cập bến của những con tàu kiểu Le Clemenccau.

Cùng chuyên mục

Đi câu bàn chuyện môi trường
Tác giả Trần Nhung có bài viết “Đi câu bàn chuyện môi trường” đăng tải trên số báo đầu tiên của Tạp chí Kinh tế Môi trường, phát hành tháng 11/2006. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu lại bài viết này để bạn đọc biết.

Tin mới

Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia
Báo cáo đánh giá Hệ sinh thái Quốc gia do Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện
Đi câu bàn chuyện môi trường
Tác giả Trần Nhung có bài viết “Đi câu bàn chuyện môi trường” đăng tải trên số báo đầu tiên của Tạp chí Kinh tế Môi trường, phát hành tháng 11/2006. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu lại bài viết này để bạn đọc biết.